Mở đầu
Mì gói từ lâu đã là một món ăn vô cùng quen thuộc và được ưa chuộng bởi vì sự tiện lợi, giá thành rẻ mà còn giúp cho chũng ta no bụng để tiếp tục học tập và làm việc. Đặc biệt là trong thời đại phát triển nhanh như hiện tại, thời gian mọi người dành cho việc chăm chút bản thân kể cả việc ăn uống bị thu nhỏ lại mì gói lại càng là một “cứu cánh” rất tuyệt vời. Tuy nhiên, ăn mì gói thường xuyên sẽ không tốt cho sức khỏe của chúng ta và không phải ai cũng biết điều này. Vì vậy, hôm nay Punna sẽ cùng với các bạn “mổ xẻ” xem thử liệu rặng ăn mì gói hằng ngày sẽ mang đến những hệ lụy gì?
Hàm lượng muối cao
Trong một gói mì ăn liền có một hàm lượng muối Nitrat vô cùng lớn, bên cạnh gói súp gia vị trong gói mì thì ngay bản thân sợi mì cũng có rất nhiều muối. Trong một gói mì ăn liền thường sẽ chứa từ 1.7-4.2g muối. Theo WHO, mỗi người chỉ nên nạp 2g muối/ngày để đảm bảo sức khỏe. Nếu nạp quá nhiều muối, có thể chúng ta sẽ dễ gặp các bệnh về thận, tim và tăng huyết áp. Bên cạnh đó muối còn làm xương chúng ta giòn hơn, dễ gãy hơn.
Chất béo bão hòa
Chất béo thường sẽ có 3 dạng, trong đó dạng có lợi cho sức khỏe là chất béo không bão hòa và hai dạng có hại cho sức khỏe là chất béo bão hòa và chất béo trans. Để có thể bảo quản lâu dài cho gói mì thì nhà sản xuất sẽ sử dụng chất báo trans và chất béo bão hòa để chiên vắt mì và khi ăn mì là chúng ta trực tiếp đưa những chất béo không tốt này vào cơ thể. Cả chất béo bão hòa và chất béo trans đều tác động khiến cơ thể tăng Cholesterol làm tăng khả năng mắc các bệnh lý về tim mạch.
Hàm lượng đường và tinh bột cao
Trong mỗi gói mì ăn liền đều chứa hàm lượng Carbohydrate sấp xỉ 50g, bằng 1/10 lượng đường khuyến nghị cho 1 người 1 tháng. Khi ăn nhiều mì tôm sẽ làm tăng đường huyết của chúng ta. Vì vậy những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì nên kiêng mì tôm hoàn toàn.
Lượng Calories cao
Mỗi một gói mì ăn liền sẽ cung cấp từ 300-400 Cal, tuy nhiên nhiều người trong chúng ta có thói quen ăn mì gói phải thêm trứng, thịt, xúc xích,… Từ đó làm cho mỗi bữa mì gói có thể cung cấp từ 500-700 cal cho cơ thể. Và khi chũng ta không sử dụng hết lượng Calories đó thì chuyện tăng cân, béo phì là điều hiển nhiên. Tuy nhiên đây lại là lượng Calories rỗng, nghĩa là lượng Calories này không cung cấp cho chúng ta bất kì vi chất dinh dưỡng nào khiến cho cơ thể chúng ta bị thiếu dinh dưỡng và mệt mỏi.
Cách ăn mì gói giúp giảm những tác hại của mì ăn liền
Hạn chế ăn: Nhiều người có thoi quen ăn mì tôm hằng ngày và đây là điều không hề tốt, có thể trong ngắn hạn có thể bạn vẫn chưa bị ảnh hưởng nhưng sau này bạn hoàn toàn có thể mắc các căn bệnh nghiêm trọng.
Sơ chế mì: Trước khi ăn mì chúng ta nên sơ chế qua bằng cách trụng sợi mì với nước sôi, sau đó bỏ phần nước đã trụng mì đi. Điều này giúp chúng ta loại bỏ bớt lượng chất béo không tốt có trong vắt mì.
Thêm rau: Chúng ta có thể bổ sung thêm rau ăn kèm với mì để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ rau xanh
Sử dụng ít muối: Như đã nói ở trên, trong vắt mì có hàm lượng muối vô cùng lớn, nếu có thể các bạn nên hạn chế sử dụng gói muối kèm trong gói mì.
Sơ chế mì: Trước khi ăn mì chúng ta nên sơ chế qua bằng cách trụng sợi mì với nước sôi, sau đó bỏ phần nước đã trụng mì đi. Điều này giúp chúng ta loại bỏ bớt lượng chất béo không tốt có trong vắt mì.
Thêm rau: Chúng ta có thể bổ sung thêm rau ăn kèm với mì để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ rau xanh
Sử dụng ít muối: Như đã nói ở trên, trong vắt mì có hàm lượng muối vô cùng lớn, nếu có thể các bạn nên hạn chế sử dụng gói muối kèm trong gói mì.
Kết:
Qua bài viết này, Punna tin chắc rằng các bạn đã biết rõ hơn về mì ăn liền và tác hại của nó. Mì ăn liền là một món ăn rất ngon, ngay cả Punna cũng vô cùng thích nhưng vì lo cho sức khỏe nên chũng ta nên hạn chế ăn mì ăn liền và nếu có ăn hãy sơ chế kỹ càng để giảm thiểu những tác hại của mì ăn liền.